Cà phê Highlands là của ai? Nhượng quyền Highlands Coffee bao nhiêu tiền?

MINTOWN COFFEECâu chuyện Cafe Cà phê Highlands là của ai? Nhượng quyền Highlands Coffee bao nhiêu tiền?
0 Comments

Nếu là một tín đồ đam mê cà phê tại Việt Nam, chắc hẳn Highlands Coffee sẽ không phải là một cái tên xa lạ đối với bạn. Vì đây là một thương hiệu cà phê khá nổi tiếng có gần 300 quán trải dài trên khắp 20 tỉnh thành. Vậy bạn có biết cà phê Highland là của ai? Thương hiệu này được thành lập vào lúc nào? Tất cả đều sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau của mintowncoffee.net. Hãy cùng theo dõi nhé!

Cà phê Highlands là của ai?

Highlands Coffee là chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê và các loại đồ ăn nhanh của Việt Nam, do David Thái sáng lập vào năm 1999.

David Thái sinh năm 1972 tại Việt Nam. Năm 1979, gia đình anh tới định cư tại tiểu bang Washington, thành phố Seattle, Mỹ. Sau này, David theo học khoa Quản trị kinh doanh tại Đại học Washington. Năm 1996, David Thái trở lại Việt Nam. Anh bắt đầu sự nghiệp với quán cà phê Âu Lạc tự mở gần hồ Hoàn Kiếm. Tuy vậy, sau này anh phải rút khỏi cửa hàng do không được đầu tư.

Với doanh thu có được từ Âu Lạc, David Thái bắt đầu lại với các dự án mới. Năm 1998, anh trở thành người Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội. Năm 2000, anh là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Tập đoàn Việt Thái (Viet Thai International – chủ sở hữu Highlands) được David Thái thành lập năm 2002. Tập đoàn mở cửa hàng cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, gần nhà thờ Đức Bà, sau đó có thêm một cửa hàng nữa ở Hà Nội.

2008 – 2011: Bán cổ phần cho Jollibee

Năm 2008, Việt Thái đã phục vụ hơn 5 triệu lượt khách, với 2 triệu bữa ăn và hơn 4 triệu ly cà phê.

Tính đến năm 2009, công ty đã mở 80 điểm bán hàng ở sáu tỉnh thành trên toàn Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Đồng Nai).

Năm 2011, Viet Thai International bán 49% bộ phận kinh doanh ở Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh ở Hồng Kông cho tập đoàn Jollibee của Phillipines với mức giá 25 triệu USD. Thời điểm này, Highlands có 50 cửa hàng cà phê. Cũng trong năm này, Highlands mua lại chuỗi cửa hàng Phở 24 của ông Lý Quý Trung với mức giá khoảng 20 triệu USD.

2011 – nay

Năm 2015, Highlands mở rộng số cửa hàng lên 75, tính đến cuối tháng 3 năm 2017, công ty có tổng cộng 180 cửa hàng, trên 14 tỉnh thành của Việt Nam. Tính đến tháng 2 năm 2019, hãng có 211 cửa hàng.

Khởi nguồn của Highlands Coffee

Highlands Coffee có khởi nguồn từ chính cà phê của Việt Nam. Vào thời điểm trước khi Highlands Coffee được thành lập, Việt Nam là nơi xuất khẩu cà phê thuộc top 3 của thế giới, do đó mà người Việt tập trung hết mình vào việc xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường khác, bỏ quên việc xây dựng văn hóa cà phê riêng cho đất nước của mình.

Lúc này, Highlands Coffee đã xuất hiện trên thị trường với mong muốn xây dựng một bản sắc cà phê Việt dành riêng cho người Việt Nam, tạo không gian để người Việt có thể vừa ngồi cùng tâm sự với bạn bè vừa nhâm nhi một ly cà phê thật thơm ngon.

Để giúp cho thương hiệu mang đậm nét văn hóa của cà phê Việt Nam nhất, Highlands Coffee luôn rất cẩn trọng trong khâu lựa chọn đối tác. Để tìm được nhà cung ứng thích hợp và chất lượng, thương hiệu này đã tìm đến từng vườn cà phê, từng đồi chè trên khắp bản đồ Việt Nam.

Những thức uống mà Highlands Coffee cung cấp đều đến từ những hạt cà phê hoặc những lá chè được tuyển chọn kỹ lưỡng và có chất lượng cao nhất.

Vào thời điểm Highlands Coffee được thành lập, tại Việt Nam đã xuất hiện những cái tên nổi tiếng trên thị trường cà phê cả trong lẫn ngoài nước, tuy vậy, thương hiệu này đã trở nên nổi bật với chính câu chuyện, khởi nguồn và sự trân trọng trong từng hạt cà phê. Tính đến thời điểm hiện tại, Highlands Coffee cũng là một trong những thương hiệu cà phê dẫn đầu tại Việt Nam với hàng loạt những “ông lớn” từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Việt Nam, sở hữu cho mình lượng khách hàng trung thành với những đánh giá vô cùng tích cực.

Highlands Coffee có bao nhiêu cửa hàng

  • Vào năm 2015, số cửa hàng mà Highlands Coffee sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam là 75 cửa hàng.
  • Vào tháng 3 năm 2017, Highlands Coffee sở hữu 180 cửa hàng trên tổng số 17 tỉnh thành của Việt Nam.
  • Thống kê tháng 2 năm 2019, Highlands Coffee có tổng cộng 211 cửa hàng.
  • Đến thời điểm hiện tại, chuỗi thương hiệu này đã mở rộng trên 300 cửa hàng, là thương hiệu được nhượng quyền số một tại Việt Nam.

Nhượng quyền Highlands Coffee bao nhiêu tiền?

Thế nào là nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền thương hiệu hiểu theo cách đơn giản là việc một cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh được quyền sử dụng thương hiệu (hoặc cũng có thể là một loại hình dịch vụ và tên của sản phẩm) để kinh doanh chỉ trong một thời gian được quy định. Việc nhượng quyền thương hiệu sẽ phải đi kèm với một ràng buộc nhất định về mặt tài chính, đó có thể là một khoản chi nhất định để nhượng quyền hoặc là chia theo lợi nhuận và doanh thu mà cửa hàng đó đạt được.

Tại sao lại nên nhượng quyền Highlands Coffee?

Để trở thành một thương hiệu được nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh muốn nhượng quyền hàng đầu tại Việt Nam, Highlands Coffee có những điểm đặc biệt nào?

  • Highlands Coffee là một thương hiệu vô cùng quen thuộc đối với giới trẻ và đặc biệt là những người làm công sở tại Việt Nam. Các cửa hàng của Highlands Coffee đã xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, thông qua đó có thể thấy được rằng đây là chuỗi cửa hàng cà phê, thức ăn nhanh được nhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam.
  • Thức uống tại Highlands Coffee được đánh giá là có giá cả tương đối cạnh tranh và chất lượng vô cùng ổn trên thị trường.
  • Highlands Coffee có không gian được phối hợp giữa 2 phong cách hiện đại xen lẫn truyền thống, rất được lòng những vị khách đam mê cà phê tại Việt Nam.

Giá nhượng quyền Highlands Coffee

Vì là chuỗi cà phê và thức ăn nhanh có tiếng hàng đầu tại thị trường Việt Nam, Highlands Coffee hiện nay được nhượng quyền với giá khá cao. Ban đầu, tổng chi phí đầu tư sẽ là từ 3 tỷ đến 5 tỷ VNĐ. Tiếp theo đó, hàng tháng người nhượng quyền sẽ phải đóng khoản phí là 7% trên doanh số và phí quản lý 5% trên tổng doanh số thu được và kéo dài trong vòng 5 năm.

Bên cạnh chi phí thì để được nhượng quyền tại Highlands Coffee, người nhượng quyền còn phải tuân thủ theo nhiều quy định nghiêm ngặt từ phía thương hiệu này, điển hình là nơi xây dựng quán phải là một khu vực có vị trí tương đối tốt, gần nhiều tòa văn phòng hoặc chung cư, nhìn chung là ở những khu vực có tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Yêu cầu về diện tích khi nhượng quyền là từ 150m2 đến 250m2.

Những điều cần làm khi nhượng quyền Highlands

Mặt bằng quán cà phê

Như những gì đã đề cập, vị trí để nhượng quyền của Highlands Coffee phải là nơi có thể tiếp xúc được với khách hàng mục tiêu, do đó nên chọn những khu vực tập trung đông đảo giới trẻ và đặc biệt là nên lựa chọn mặt bằng ở ngay tại ngã tư để giúp nâng cao sự nhận diện của khách hàng đối với quán cà phê hơn. Ngoài ra, trong lúc thuê mặt bằng, bạn cũng phải cẩn thận với những thông tin được cò thuê cung cấp để tránh trường hợp bị lừa gạt và mất tiền vô lý.

Nhân sự của quán cà phê

Việc tìm nhân sự cho Highlands Coffee khi nhượng quyền cũng vô cùng quan trọng, bạn nên lựa chọn người quen nếu có thể và chỉ thuê nhân sự vừa đủ để quán có thể đi vào hoạt động trong thời gian đầu.

Thiết kế của quán Highlands Coffee

Khi thiết kế quán Highlands Coffee, bạn sẽ được nhận một bản vẽ từ thương hiệu nên đây là vấn đề không quá rắc rối. Tuy nhiên, người nhượng quyền cũng cần phải lưu ý rằng nên lựa chọn những màu sắc êm dịu, không làm mất đi bản sắc lúc đầu của Highlands.

Trên đây là những thông tin về thương hiệu cà phê Highlands mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Highlands Coffee và có những trải nghiệm thú vị khi đến cửa hàng nổi tiếng này.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *